Ngày nay, in tem vỡ (hay còn gọi là tem bảo hành) đóng vai trò rất quan trọng đối với lĩnh vực kinh doanh sản phẩm. Làm tem bảo hành có tác dụng rất lớn trong việc mang lại lòng tin của khách hàng đối với các sản phẩm của nhiều doanh nghiệp.
– Tem bảo hành hay còn gọi là tem vỡ là một loại tem nhãn được sử dụng để dán vào các sản phẩm nhằm mục đích bảo hành, niêm phong hàng hóa. Tem vỡ là tên gọi được đặt dựa theo đặc tính của loại giấy decal vỡ dùng để in tem.
– Những mẫu tem vỡ được in trên giấy decal có đặc tính dễ vỡ nên mẫu tem này chỉ dùng được một lần, khi bóc tem sẽ làm hỏng sự nguyên vẹn của nó.
Tem vỡ có cấu tạo gồm 4 lớp:
– Lớp mặt: là lớp trên cùng chứa các nội dung liên quan đến sản phẩm, thông tin của công ty sản xuất hay phân phối…
– Lớp keo: là lớp tiếp theo được phết trên mặt sau của tem vỡ giúp tem đính được trên bề mặt sản phẩm.
– Lớp chống dính: là lớp ở giữa lớp keo và lớp đế giúp lớp tem và lớp keo không dính chặt lên nhau.
– Lớp đế: là lớp chứa tem, khi tem được lột ra thì lớp đế này sẽ mất đi tác dụng của mình, lớp đế dùng để bảo vệ lớp tem.
– Theo tính chất của tem vỡ được phân thành 2 loại là tem vỡ giòn và tem vỡ dai.
+ Tem vỡ giòn là loại tem để ở ngoài không khí càng lâu sẽ càng giòn. Ngay khi bóc tem bảo hành ra khỏi sản phẩm, tem sẽ vỡ vụn và rách luôn. Tem này thường được dùng để làm tem niêm phong tránh cho sản phẩm không bị tháo dỡ hay tráo đổi những linh kiện bên trong như điện thoại di động, laptop, vô tuyến, tủ lạnh,…
+ Tem vỡ dai có khả năng bám dính tốt ngay cả trên các sản phẩm có bề mặt gồ ghề như nắp chai, các chi tiết máy,… Khi bóc nó ra khỏi sản phẩm, tem vỡ dai sẽ rách không bị vỡ vụn như tem vỡ giòn; nó cũng không thể tái sử dụng.
– Theo hình dáng thì tem vỡ có các loại: tem vỡ hình tròn; tem vỡ hình elip; tem vỡ hình chữ nhật…..Chủ yếu sử dụng trên thị trường là tem vỡ hình elip, hình chữ nhật.
Tem bảo hành với các loại hình dáng khác nhau
In tem vỡ niêm phong, in tem dán bảo hành tại 2T có quy cách chất lượng, đảm bảo:
– Chất liệu: Decal cỡ (gồm 4 lớp: lớp bề mặt, lớp keo dán, lớp chống dính decal, lớp đế decal vỡ).
– Có hai loại tem vỡ bảo hành dẻo, tem vỡ bảo hành giòn.
– Quy cách hình dáng: hình chữ nhật, elip, hình tròn tùy theo nhu cầu khách hàng.
– Kích thước phổ biến tem vỡ niêm phong, tem bảo hành: Tem hình chữ nhật hay tem hình elip kích thước 1x2cm hoặc 1×2,5cm; Tem hình trìn kích thước phổ biến 1cm hoặc 1,2cm.
– Gia công cắt xén tạo hình sản phẩm.
– Công nghệ in hiện đại, chuẩn thiết kế: In tem bảo hành bằng công nghệ in offset, in flexo 4 màu 1 mặt chất lượng cao.
– Lựa chọn hình dạng và kích thước của tem bảo hành phù hợp với sản phẩm và vị trí dán tem. Nếu sản phẩm mang hình dáng dạng vuông hoặc nhiều cạnh thì bạn có thể chọn lựa những loại tem bảo hành hình elip, hình tròn để mang lại sự cân đối cho sản phẩm. Còn nếu sản phẩm chứa nhiều đường cong thì nên lựa chọn những loại tem được thiết kế có nhiều đường sắc cạnh như hình ngũ giác, hình chữ nhật,…
– Nhìn chung, tất cả các loại tem bảo hành đều cần chứa những nội dung gồm: tên công ty, tên sản phẩm, mã sản phẩm, tên thương hiệu, nguyên liệu chính của sản phẩm, cách sử dụng, hạn sử dụng
– Bạn cần đảm bảo tem bảo hành có độ bám dính tốt, không bị bong tróc, khi bóc tem vỡ ra khỏi sản phẩm thì tem lập tức bị phá hủy, điều này sẽ mang lại hiệu suất bảo hành cao hơn.
– Để in tem vỡ thì bạn cần lựa chọn công nghệ in tem phù hợp nhất, thường sử dụng máy in offset.
– Lưu ý khi chọn chất liệu in tem bảo hành tùy thuộc vào nhu cầu in tem vỡ giòn hay in tem vỡ dai